Ấn Độ có thể thành cường quốc tri thức?
Ấn Độ sở hữu số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới, số lượng nghiên cứu học thuật thứ 3 toàn cầu và tốc độ tiếp cận giáo dục tăng nhanh.
Ấn Độ có nhiều cơ hội trở thành cường quốc giáo dục.
Ấn Độ sở hữu số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới, số lượng nghiên cứu học thuật thứ 3 toàn cầu và tốc độ tiếp cận giáo dục tăng nhanh. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Ấn Độ có thể lọt top cường quốc tri thức thế giới?
Nhiều học giả trên thế giới từ lâu đã tập trung vào sự gia tăng về chất lượng và năng lực của các tổ chức Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã cam kết tăng cường quy mô và tầm ảnh hưởng của lĩnh vực giáo dục đại học. Điều này có thể đưa Ấn Độ vào quỹ đạo cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ và Tây Âu để giành vị trí dẫn đầu trong các nước tri thức.
Ấn Độ đang xây dựng hệ thống giáo dục tương đối vững chắc. Theo Viện Thống kê UNESCO, Ấn Độ có số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới với 40,55 triệu thí sinh. Nước này chỉ đứng sau Trung Quốc, với 54,14 triệu thí sinh, và vượt xa Mỹ với 18,16 triệu thí sinh.
Còn theo khảo sát mới nhất về Giáo dục đại học toàn Ấn Độ (AISHE), nước này có hơn 1.100 trường đại học, hơn 43.000 trường cao đẳng và gần 11.300 tổ chức giáo dục độc lập. Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học ở Ấn Độ vì 55% sinh viên nước này theo học trường tư.
Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Ấn Độ trong GDP thấp hơn 65%, đứng thứ 57 toàn cầu. Còn mức chi tiêu cho giáo dục đại học theo tỷ lệ GDP đã tăng từ 0,88% năm 2000 lên 1,52% vào năm 2021. Việc tiếp tục đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là rất quan trọng nếu Ấn Độ muốn đạt được các mục tiêu giáo dục đầy tham vọng của mình.
|